logo

Hospice FAQ (Vietnamese)

Chăm sóc cuối đời là gì? 

Chăm sóc cuối đời là dịch vụ chăm sóc chuyên biệt, toàn diện được thực hiện tại nhà riêng, bệnh viện, nhà dưỡng lão,… tập trung vào chất lượng cuộc sống của người bệnh và gia đình họ khi người bệnh đang ở giai đoạn cuối. Mục tiêu chính của dịch vụ chăm sóc cuối đời là giúp cho người bệnh có thể sống trọn vẹn và thoải mái nhất có thể trong những ngày tháng cuối cùng. Đội ngũ chăm sóc luôn túc trực 24/7 và sẵn sàng hỗ trợ người bệnh bất cứ lúc nào.



Ai đủ điều kiện được đăng ký dịch vụ chăm sóc cuối đời?

Để có thể tiếp nhận dịch vụ chăm sóc cuối đời, người bệnh cần đáp ứng được các tiêu chí được cung cấp trong Bộ các quy chuẩn điều kiện. Nhìn chung, bất kỳ người bệnh nào được chẩn đoán đang cận kề giai đoạn cuối đời đều đáp ứng đủ điều kiện. Tất cả người dân Hoa Kỳ từ 65 tuổi trở lên đều có quyền nhận bảo hiểm Medicare để hưởng quyền lợi sử dụng dịch vụ chăm sóc cuối đời nếu đủ điều kiện về mặt lâm sàng.



Khi nào thì bệnh nhân được chuyển sang chăm sóc cuối đời? 

Để có thể bắt đầu thiết lập cũng như can thiệp một cách hiệu quả nhất, đội ngũ của chúng tôi mong muốn bạn có thể giới thiệu bệnh nhân càng sớm càng tốt ngay khi người bệnh/gia đình được thông báo về tiên lượng bệnh của họ. 



Ai sẽ chi trả cho dịch vụ chăm sóc cuối đời?

Medicare/ Medicaid hoặc một số công ty bảo hiểm sẽ chi trả cho dịch vụ này, giúp người bệnh và gia đình dễ dàng tiếp cận và lựa chọn sử dụng dịch vụ nếu có nhu cầu. Nếu người bệnh không được hỗ trợ chi trả từ phía bảo hiểm, người bệnh có thể tự thanh toán một phần hoặc toàn bộ hoá đơn. Điều quan trọng nhất chính là không người bệnh nào bị từ chối tiếp nhận chăm sóc cuối đời do không có khả năng chi trả.



Tôi có được lựa chọn cơ sở chăm sóc cuối đời không?

Bạn có QUYỀN được lựa chọn cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc cuối đời cho mình và quyền đó được bảo vệ bởi luật liên bang. 



Tôi có thể sử dụng dịch vụ chăm sóc cuối đời tại các cơ sở chăm sóc thường xuyên, viện dưỡng lão, … không ?

Có. Ngoài việc cung cấp dịch vụ chăm sóc cuối đời tại tư gia, các cơ sở có thể cung cấp dịch vụ trên ở bất cứ nơi nào mà người bệnh đang sinh sống. 

 

Quá trình tiếp cận dịch vụ bắt đầu như thế nào? 

Bất cứ ai bao gồm người bệnh, thành viên trong gia đình hoặc bác sĩ đều có thể liên hệ qua số điện thoại (866) 505-8888 để tìm hiểu và yêu cầu dịch vụ đánh giá tình trạng đủ điều kiện hưởng chăm sóc cuối đời. Các y tá có đăng ký hành nghề (RNs) sẽ tới thăm người bệnh (thông thường trong cùng ngày hôm đó). Những thông tin quan trọng của bệnh nhân sẽ được ghi chép lại và bác sĩ đang điều trị cho người bệnh có thể sẽ được liên hệ để xác nhận việc tiếp nhận chăm sóc cuối đời của người bệnh là cần thiết. 

 

Bao lâu thì bên cơ sở cử người tới gặp tôi? 

Lần gặp đầu tiên để đánh giá về tình trạng và nhu cầu của người bệnh thường được thực hiện trong khoảng 24 tiếng sau khi phía cơ sở được giới thiệu. Bên cạnh đó, các y tá có đăng ký hành nghề (RNs) sẽ giải thích chi tiết về dịch vụ chăm sóc cuối đời, vai trò của từng thành viên trong nhóm được cử đến cũng như giải đáp các thắc mắc từ phía bệnh nhân và gia đình. Nếu cầu thiết, việc này có thể được diễn ra ngay trong buổi gặp đầu tiên.

 

Chăm sóc cuối đời có chi trả chi phí thuốc men không? 

Dịch vụ chăm sóc cuối đời sẽ chi trả toàn bộ và cung cấp phần thuốc men cho bệnh nhân. Người bệnh cần được đánh giá đủ điều kiện để tiếp nhận dịch vụ chăm sóc cuối đời. Nếu được đánh giá là phù hợp, phần thuốc men liên quan giúp kiểm soát cơn đau và các triệu chứng của người bệnh sẽ được phía cơ sở cung cấp dịch vụ chi trả. 

 

Tôi có nên đợi bác sĩ giới thiệu dịch vụ chăm sóc cuối đời hay hỏi trực tiếp phía cơ sở cung cấp dịch vụ? 

Người bệnh hoặc gia đình hoàn toàn có thể thảo luận về dịch vụ chăm sóc cuối đời với phía bác sĩ bất kỳ lúc nào. Nếu bệnh nhân đủ điều kiện, bác sĩ có thể lựa chọn tiếp tục theo dõi tình trạng cũng như cùng tham gia vào quá trình hoạch định chăm sóc cho người bệnh.

 

Chăm sóc cuối đời có nghĩa là từ bỏ hy vọng sống?

Lựa chọn chăm sóc cuối đời không có nghĩa từ bỏ hy vọng, ngược lại dịch vụ trên hỗ trợ người bệnh giúp họ có thể sống trọn vẹn và thoải mái nhất, cũng như lấy lại quyền kiểm soát trong cuộc sống của mình. 

 

Bệnh nhân được chăm sóc cuối đời có dấu hiệu hồi phục có thể quay lại điều trị thông thường không? 

Hoàn toàn có thể. Nếu tình trạng bệnh thuyên giảm, người bệnh có thể xuất viện, tiếp nhận phương pháp điều trị tích cực và quay trở lại cuộc sống bình thường. Nếu sau đó tình trạng bệnh thay đổi, các bên bảo hiểm như Medicare có thể đồng ý chi trả thêm phí bảo hiểm. Ngoài ra, người bệnh có thể quay lại đăng ký tiếp dịch vụ chăm sóc cuối đời khi có nhu cầu bất cứ lúc nào.

 

Nếu tôi đổi ý về lựa chọn chăm sóc cuối đời thì sao? 

Người bệnh hoàn toàn có thể dừng sử dụng dịch vụ bất kể lúc nào.

 

Tôi có thể nhận chăm sóc cuối đời bao lâu?

Người bệnh có thể được chăm sóc vô thời hạn miễn là tình trạng của họ vẫn phù hợp để được hưởng dịch vụ chăm sóc cuối đời.

 

Tôi có cần chuẩn bị trước bất kỳ thiết bị y tế nào nếu sử dụng dịch vụ chăm sóc cuối đời tại nhà không? 

Người quản lý hồ sơ của bệnh nhân sẽ làm việc trước với người bệnh khi họ nhập viện để đánh giá về tình trạng và yêu cầu cung cấp các thiết bị y tế cần thiết. Nhu cầu của bệnh nhân sẽ được kiểm tra và đánh giá liên tục trong suốt quá trình chăm sóc. 

 

Nhóm chăm sóc cuối đời bao gồm những ai?

Dịch vụ chăm sóc cuối đời của bệnh nhân được phối hợp bởi một nhóm liên ngành. Họ sẽ làm việc với phía gia đình để cung cấp dịch vụ tại gia hoặc bất cứ nơi nào người bệnh coi là nhà. Nhóm này có thể bao gồm:

  • Giám đốc y tế: đóng vai trò là người tư vấn cho đội ngũ nhân viên và bác sĩ, cùng tham gia các cuộc họp và giám sát những khía cạnh liên quan đến y tế trong suốt quá trình chăm sóc cuối đời của người bệnh.
  • Y tá có đăng ký hành nghề (RN) sẽ là trưởng nhóm và thực hiện các bước đánh giá ban đầu. RN sẽ theo dõi tình trạng của bệnh nhân, báo cáo sự thay đổi và những vấn đề phát sinh cho bác sĩ. Sau bước đánh giá ban đầu, y tá hành nghề được cấp phép (LVN) có thể thực hiện các đầu việc tương tự như RN.
  • Nhân viên y tế xã hội (MSW) sẽ hỗ trợ người bệnh, gia đình và nhân viên chăm sóc cuối đời về mặt tâm lý xã hội. MSW cũng hỗ trợ trong việc giới thiệu cộng đồng và các vấn đề liên quan đến tài chính.
  • Phụ tá chăm sóc sức khỏe tại nhà sẽ hỗ trợ người bệnh trong việc chăm sóc cá nhân như tắm rửa, gội đầu, thay ga trải giường,..
  • Giáo sĩ đóng vai trò là một thành phần quan trọng trong nhóm chăm sóc cuối đời, cung cấp sự hỗ trợ về mặt tinh thần cho bệnh nhân và gia đình họ. Giáo sĩ cùng với đội tang chế có thể giúp lên kế hoạch tang lễ và phát DVD tưởng nhớ.
  • Tình nguyện viên chăm sóc cuối đời giống như những người bạn, hỗ trợ người bệnh và gia đình trong công việc nhà, điện thoại hoặc viếng thăm. Họ là những thành viên được Medicare uỷ quyền, có vai trò vô cùng quan trọng trong việc chăm sóc cuối đời của mỗi bệnh nhân.