logo

Managing Behavioral Changes and Agitation in Dementia | Tips & Home Care Support

Apr 20, 2025
Dementia can cause behavioral changes like agitation, anxiety, or aggression. These symptoms are often triggered by environment or unmet needs. Identifying and addressing the root cause can ease distress and improve life for both patients and caregivers.

Dementia often brings challenging behavioral changes, including agitation, anxiety, restlessness, and even aggression. These behaviors are not intentional but are symptoms of the disease, often triggered by environmental factors or unmet needs. Understanding these triggers and responding effectively can help manage agitation and improve the quality of life for both patients and caregivers.

Common Triggers of Agitation in Dementia Patients

Several factors can contribute to agitation in dementia patients, including:

  • Changes in routine or surroundings – Moving to a new environment or altering daily habits can cause confusion and distress.
  • Overstimulation – Excess noise, bright lights, or crowded spaces can be overwhelming.
  • Fatigue – Lack of rest can increase irritability.
  • Physical discomfort – Hunger, thirst, pain, or the need to use the restroom can lead to frustration.
  • Emotional distress – Feelings of confusion, fear, or loneliness can trigger agitation.

Effective Strategies to Prevent Agitation in Dementia Care

To reduce the chances of agitation, caregivers should focus on creating a calm and structured environment. Some effective strategies include:

  • Maintain a Consistent Routine – Keeping a predictable schedule for meals, activities, and sleep helps provide a sense of stability.
  • Minimize Noise and Distractions – Reduce loud sounds and clutter to create a peaceful setting.
  • Monitor Physical Needs – Ensure the individual is comfortable, well-fed, and hydrated.
  • Avoid Known Triggers – Identify and modify situations that may cause distress, such as busy social gatherings.
  • Encourage Light Physical Activity – Simple exercises like walking or stretching can help reduce restlessness.
  • Provide Reassurance and Comfort – A calm voice, gentle touch, and reassuring words can ease anxiety.

How to Respond to Agitation in Dementia Patients

Despite best efforts, agitation may still occur. How caregivers respond can make a significant difference:

  • Stay Calm – Speak in a soothing tone and avoid arguing.
  • Validate Their Feelings – Acknowledge their emotions instead of correcting them.
  • Redirect Attention – Engage them in a favorite activity or offer a comforting distraction.

When to Seek Professional Help for Dementia Agitation

If agitation becomes frequent or severe, consult a healthcare professional. Medical issues such as infections, pain, or medication side effects may contribute to behavioral changes. A doctor may suggest treatments, including medication, but non-drug approaches should be tried first.

The Role of Home Health Care in Managing Dementia

Professional home health care services provide essential support for families managing dementia care. Trained caregivers help establish routines, ensure comfort, and offer personalized care to reduce agitation. 

Caring for a loved one with dementia is challenging, but with patience, understanding, and professional support, agitation can be managed. 24/7 Care At Home offers expert guidance and hands-on assistance, helping families navigate dementia care more effectively. A stable routine, a calm environment, and compassionate responses are key. Since every individual is different, flexibility is essential.

If you need support or want to learn more about how professional caregiving can help, contact 24/7 Care At Home today for expert guidance and compassionate care tailored to your loved one’s needs.

-

(Vietnamese content below)

Kiểm soát những thay đổi hành vi và kích động ở bệnh nhân sa sút trí tuệ  | Hỗ trợ chăm sóc tại nhà 

Sa sút trí tuệ không chỉ ảnh hưởng đến trí nhớ mà còn gây nên những thay đổi về hành vi, chẳng hạn như kích động, lo âu, bồn chồn, thậm chí là cáu gắt. Những biểu hiện này không phải do bệnh nhân cố ý mà là triệu chứng của bệnh, thường bị tác động bởi môi trường xung quanh hoặc khi nhu cầu chưa được đáp ứng. Hiểu được những nguyên nhân này và phản ứng đúng cách có thể giúp kiểm soát kích động, nâng cao chất lượng cuộc sống cho cả người bệnh và người chăm sóc.

Những nguyên nhân phổ biến gây kích động 

Có nhiều yếu tố làm tăng tình trạng kích động, bao gồm:

  • Thay đổi môi trường hoặc thói quen – Việc chuyển đến một nơi ở mới hoặc thay đổi sinh hoạt hàng ngày có thể khiến bệnh nhân bối rối và lo lắng.
  • Quá nhiều yếu tố kích thích – Tiếng ồn lớn, ánh sáng chói hoặc không gian đông đúc có thể gây căng thẳng.
  • Mệt mỏi – Thiếu nghỉ ngơi có thể làm tăng sự cáu kỉnh.
  • Khó chịu về thể chất – Đói, khát, đau hoặc nhu cầu đi vệ sinh không được đáp ứng có thể khiến bệnh nhân bực bội.
  • Căng thẳng về mặt cảm xúc – Cảm giác hoang mang, sợ hãi hoặc cô đơn có thể làm gia tăng kích động.

Những cách giúp ngăn ngừa kích động 

Người chăm sóc có thể tạo ra một môi trường yên bình để giảm nguy cơ kích động. Một số cách hiệu quả bao gồm:

  • Duy trì thói quen ổn định – Lịch trình ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi đều đặn giúp bệnh nhân cảm thấy an toàn hơn.
  • Giảm tiếng ồn và hạn chế các tác nhân gây mất tập trung – Tạo không gian yên tĩnh, tránh ánh sáng quá chói và môi trường lộn xộn.
  • Theo dõi nhu cầu thể chất – Đảm bảo bệnh nhân được ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý và cảm thấy thoải mái.
  • Tránh những yếu tố kích thích đã biết – Nhận diện và điều chỉnh những tình huống dễ gây căng thẳng, chẳng hạn như đám đông hoặc những cuộc trò chuyện ồn ào.
  • Khuyến khích vận động nhẹ nhàng – Những bài tập đơn giản như đi bộ hoặc duỗi cơ có thể giúp giảm cảm giác bồn chồn.
  • Trấn an và an ủi – Giọng nói nhẹ nhàng, những cử chỉ ân cần và lời nói động viên có thể giúp xoa dịu sự lo lắng.

Cách ứng phó khi bệnh nhân bị kích động 

Dù đã có những biện pháp phòng tránh, tình trạng kích động vẫn có thể xảy ra. Cách phản ứng của người chăm sóc có ảnh hưởng rất lớn đến bệnh nhân:

  • Giữ bình tĩnh – Nói chuyện với tông giọng nhẹ nhàng, tránh tranh cãi.
  • Công nhận cảm xúc của bệnh nhân – Thay vì sửa sai, hãy thể hiện sự thấu hiểu và đồng cảm với người bệnh.
  • Chuyển hướng sự chú ý – Khuyến khích bệnh nhân tham gia vào một hoạt động yêu thích hoặc tạo sự xao lãng mang tính tích cực.

Khi nào cần tìm đến sự hỗ trợ chuyên nghiệp? 

Nếu tình trạng kích động xảy ra thường xuyên hoặc nghiêm trọng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Những vấn đề về y tế như nhiễm trùng, cơn đau hoặc tác dụng phụ của thuốc có thể là nguyên nhân gây nên sự thay đổi hành vi. Bác sĩ có thể đề xuất phương pháp điều trị phù hợp, trong đó ưu tiên những biện pháp không dùng thuốc trước.

Vai trò của dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại nhà trong việc kiểm soát bệnh sa sút trí tuệ 

Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại nhà cung cấp sự hỗ trợ thiết yếu cho các gia đình trong quá trình chăm sóc người bệnh sa sút trí tuệ. Các nhân viên chăm sóc chuyên nghiệp giúp thiết lập thói quen sinh hoạt, đảm bảo sự thoải mái và cung cấp chăm sóc cá nhân hóa nhằm giảm tình trạng kích động. Chăm sóc người thân mắc bệnh sa sút trí tuệ là một hành trình đầy thử thách, nhưng với sự kiên nhẫn, thấu hiểu và hỗ trợ chuyên nghiệp, tình trạng kích động có thể được kiểm soát. 24/7 Care At Home cam kết đồng hành cùng bạn, cung cấp dịch vụ chăm sóc tận tâm giúp các gia đình dễ dàng hơn trong việc chăm sóc người thân của mình.

Hãy liên hệ với 24/7 Care At Home ngay hôm nay để nhận tư vấn và tìm hiểu dịch vụ chăm sóc chuyên nghiệp phù hợp nhất cho gia đình bạn.